HomeKiến thức ngành Nha KhoaNghiến răng khi ngủ là bệnh gì? Nguyên nhân & Cách trị...

Nghiến răng khi ngủ là bệnh gì? Nguyên nhân & Cách trị Nhanh Nhất

Theo thống kê của các chuyên gia, có từ 8 – 31 % dân số trên thế giới bị chứng nghiến răng khi ngủ. “Thủ phạm” khiến bạn mắc chứng bệnh này đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Hãy cùng nhakhoakami.com tìm hiểu chi tiết nguyên nhân và cách trị nhanh nhất tại bài viết sau đây nhé!

[toc]

1/ Nghiến răng khi ngủ là bệnh gì?

Nghiến răng khi ngủ là hiện tượng hai hàm răng siết chặt hoặc nghiến chặt vào nhau và phát ra âm thanh ken két khi ngủ. Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ được các chuyên gia đánh giá thuộc top 3 sau triệu chứng nói mớ và ngáy.

Nghiến răng khi ngủ là bệnh gì? – rối loạn giấc ngủ

Khi mắc chứng bệnh này, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau đầu hoặc đau hàm mỗi khi thức dậy. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra những biến chứng về thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng.

2/ Nguyên nhân nghiến răng khi ngủ

2.1/ Ở người lớn

Theo các chuyên gia hàng đầu hiện nay cho biết, chưa xác định được nguyên nhân chính khiến con người nghiến răng khi ngủ, tuy nhiên nó sẽ liên quan chủ yếu đến các yếu tố sau:

  • Yếu tố tâm lý và thần kinh: Nếu như bạn thường xuyên cảm thấy lo lắng, stress, tức giận trong công việc cũng như trong cuộc sống thì bạn có thể bị chứng bệnh này khi ngủ.
  • Rối loạn giấc ngủ: Nếu như bạn mắc các chứng rối loạn giấc ngủ khác như ngáy, mê sảng, ngưng thở khi ngủ, bóng đè, ảo giác,…điều này có thể gây ra tật nghiến răng.
  • Thuốc: Các tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm,… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Bệnh lý: Nguyên nhân gây ra chứng bệnh này cũng có thể là do các bệnh lý trào ngược dạ dày, hàm răng lệch lạc, lệch khớp cắn,…

2.2/ Ở trẻ em

Nguyên nhân nghiến răng ở trẻ em

Từ các số liệu thống kê, có khoảng 38% trẻ em nghiến răng khi ngủ ở một độ tuổi nào đấy, nhưng thông thường trẻ từ 3,5 – 6 tuổi dễ mắc chứng nghiến răng. Hiện vẫn chưa xác định được “thủ phạm” chính gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, có một số lý do có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nghiến răng ở trẻ:

– Do tâm lý không ổn định: Khi trẻ cảm thấy căng thẳng và lo lắng có thể dẫn đến chứng nghiến răng. Hành động này có thể là cơ chế đối phó với sự căng thẳng, mệt mỏi.

Mọc răng: Trẻ mọc răng có thể sẽ cảm thấy đau và khó chịu dẫn đến hành động nghiến răng giúp trẻ giảm đau.

Sai lệch khớp cắn: Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 12,75% số trẻ mắc chứng bệnh này là do sai lệch khớp cắn.

Giun kim: Loại ký sinh trùng này sẽ tiết ra độc tố làm cho cơ thể của trẻ căng thẳng, từ đó dẫn đến thói quen nghiến răng khi ngủ.

Dị ứng: Nghiến răng có thể giúp trẻ giảm cảm giác khó chịu do bị dị ứng hoặc bị phản ứng với một số loại thuốc.

Ở trẻ em, chứng bệnh này sẽ hết khi các răng sữa được thay thế hoàn toàn bởi răng vĩnh viễn. Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ tiếp tục nghiến răng và có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần theo dõi tình trạng nghiến răng của trẻ, nếu có dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến nha khoa để được thăm khám và điều trị.

3/ Dấu hiệu và ảnh hưởng của chứng nghiến răng khi ngủ

3.1/ Dấu hiệu của nghiến răng khi ngủ

Khi xuất hiện tật nghiến răng, bạn có thể sẽ xảy ra các dấu hiệu sau đây:

Dấu hiệu ở mô và nha chu

  • Mòn răng: Tùy vào độ cứng của mô và thời gian nghiến mà mức độ mòn răng là khác nhau. Nhiều trường hợp nghiến răng có thể mòn 2/3 răng hoặc lộ tủy.
  • Nứt, sứt mẻ hoặc gãy răng: Nếu cường độ tác động mạnh có thể khiến răng bị sứt, nứt hoặc có thể gãy răng.
  • Ê buốt răng: Có thể do mòn răng hoặc gãy nứt răng gây ra.
  • Răng lung lay: Nếu mô nha chu suy yếu nghiến răng có thể làm răng bị lung lay.
  • Răng đau và nhạy cảm hơn

Dấu hiệu ở hệ thống cơ nhai

  • Đau âm ỉ hai bên vùng má
  • Đau nhức, mỏi hàm đôi khi khó mở ra và đóng lại

Dấu hiệu khác

  • Nghiến răng phát ra âm thanh ken két có thể ảnh hưởng đến người bên cạnh
  • Cảm giác đau đầu ê ẩm
  • Đau tai
  • Gián đoạn giấc ngủ

Dấu hiệu và ảnh hưởng của chứng nghiến răng

3.2/ Ảnh hưởng bệnh nghiến răng khi ngủ

Chứng nghiến răng khi ngủ có thể không gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu tình trạng nghiến răng trở nên nặng và diễn ra thường xuyên gây ra các ảnh hưởng sau:

  • Biến dạng khuôn mặt
  • Gây đau nhức đầu, đau hàm
  • Gãy răng, rụng răng
  • Ảnh hưởng đến người ngủ cùng
  • Dẫn đến hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm

4/ Những cách trị nghiến răng nhanh nhất

Để trị nghiến răng một cách nhanh chóng, trước hết bạn nên xác định nguyên nhân, từ đó khắc phục dứt điểm nguyên nhân đó. Theo các chuyên gia, các cách chữa trị sau đây sẽ giúp người bệnh “xua tan nỗi lo” nghiến răng khi ngủ.

4.1/ Chữa nghiến răng với đậu đen

Đậu đen là thực phẩm có tính thanh mát, chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người kể đến như vitamin A, B, C, PP. Theo y học, khi kết hợp đậu đen và muối có thể chữa bệnh nghiến răng hiệu quả.

Chữa nghiến răng bằng đậu đen và muối

Cách thức thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch đậu đen rồi cho lên bếp ninh nhừ giống như nấu chè đậu đen, sau đó cho thêm một chút muối ăn để dễ ăn. Khi nấu xong, ăn 1 bát đậu đen gồm cả cái và nước, ăn đều đặt mỗi ngày một bát từ 2-3 tuần, bệnh nghiến răng sẽ khỏi.

4.2/ Giải tỏa căng thẳng

Nếu bạn có thể xoa dịu áp lực và căng thẳng trong cuộc sống bệnh nghiến răng sẽ khỏi ngay lập tức. Cách giúp giải tỏa căng thẳng là:

#NAME?

– Ngủ trước 11h và ngủ đủ 8 tiếng/ ngày. Thói quen này sẽ mang lại cho bạn nhiều năng lượng hơn để làm việc.

#NAME?

– Ăn uống điều độ: Ăn đủ 3 bữa/ ngày và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp bạn bớt nhạy cảm với mọi thức xung quanh.

#NAME?

4.3/ Nói không với caffeine và đồ uống có cồn trong khẩu phần ăn

Caffeine và đồ uống có cồn là chất kích thích nếu hấp thụ nhiều bạn sẽ gặp khó khăn trong giấc ngủ, trong việc thư giãn cơ hàm và giữ đầu óc thoải mái. Chính vì vậy, hãy dừng ngay việc uống cà phê, soda, rượu và bia giúp làm giảm nguy cơ răng nghiến khi ngủ.

4.4/ Bổ sung Canxi và Magie vào khẩu phần ăn

Nếu khẩu phần ăn không đủ hai chất này bạn có thể gặp các vấn đề về nghiến răng, đau cơ. Vì vậy nên bổ sung canxi và magie giúp cho chức năng của cơ và hệ thần kinh hoạt động tốt nhất.

Bổ sung chất thiếu chữa nghiến răng

4.5/ Luyện tập thói quen không siết quai hàm vào ban ngày

Nếu quai hàm căng cứng bạn hãy tập thói quen thư giãn quai hàm, bằng cách đặt đầu lưỡi giữa hai hàm răng để hạn chế việc siết chặt quai hàm.

4.6/ Máng chống nghiến răng

Nhờ sự can thiệp của trung tâm nha khoa là các trị nghiến răng nhanh nhất. Khi bị mắc bệnh này bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám, thông thường chứng bệnh này bác sĩ sẽ khuyên bạn lắp máng chống nghiến để bảo vệ răng khỏi mài mòn răng.

Máng chống nghiến là dụng cụ được thiết kế để tách răng ra nhau không cho răng nghiến, siết chặt vào nhau. Máng nhai có hai loại là loại mềm hoặc cứng, tùy theo nhu cầu của mỗi người sẽ lựa chọn loại máng khác nhau.

Máng chống nghiến răng – hạn chế mài mòn răng

Đối với loại mềm, có thể điều chỉnh để ôm khít miệng được làm từ ethylene vinyl acetate (EVA) cho bạn cảm giác thoải mái, không cộm cứng. Còn đối với loại máng nhai được làm từ nhựa acrylic cứng trong suốt, bạn có thể đeo chúng vào buổi tối để răng không bị tổn thương.

4.7/ Chỉnh nha

Đối với các trường hợp bị nghiến răng do sai lệch khớp cắn, bạn có thể điều trị bằng phương pháp chỉnh nha. Đây là phương pháp vừa có thể chữa trị bệnh mà còn cho hàm răng đều đẹp, nụ cười tỏa sáng.

5/ Ngủ nghiến răng là người như thế nào?

Nhiều người thắc mắc răng ngủ nghiến răng là người khổ hay sướng. Nhưng thực chất bệnh này xuất phát từ các yếu tố tâm và sinh lý chứ không liên quan đến vấn đề số mệnh hay tính cách của con người.

Chính vì vậy, nếu mắc chứng bệnh nghiến răng, bạn nên hiểu rõ nguyên nhân, biểu hiện, ảnh hưởng và cách chữa trị để tránh những biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân. Và đừng lo lắng đến vấn đề ngủ nghiến răng khổ, hay sướng và có ảnh hưởng đến tính cách không nhé.

Trên đây là những lời chia sẻ của chuyên gia về vấn đề nghiến răng khi ngủ là bệnh gì? Hy vọng bài viết mang đến cho bạn đọc những kiến thức bổ ích để tích lũy, chăm sóc sức khỏe răng miệng cho mình và người thân.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular

Recent Comments