HomeBệnh viện tại Việt NamBệnh viện Bạch Mai ở đâu? Có tốt không? Quy trình thăm...

Bệnh viện Bạch Mai ở đâu? Có tốt không? Quy trình thăm khám thế nào?

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện công lập, trực thuộc Bộ y tế. Đây là địa chỉ uy tín được bệnh nhân trong cả nước tin tưởng và đánh giá cao. Nếu bạn lần đầu tới bệnh viện đầu ngành Bạch Mai thăm khám và điều trị, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây bởi bài viết này sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích!

[toc]

1/ Thông tin chung về bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai (Bach Mai Hospital) là bệnh viện thuộc top đầu trong cả nước, tại đây quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, cơ sở vật chất hiện đại hàng đầu Việt Nam.

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện công, thuộc top đầu của cả nước

1.1/ Bệnh viện Bạch Mai ở đâu? Gần bến xe nào?

Bệnh viện Bạch Mai địa chỉ nằm ở đâu hay bệnh viện Bạch Mai thuộc phường nào, quận nào là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Theo tìm hiểu, bệnh viện đầu ngành Bạch Mai tọa lạc tại địa chỉ số 78 Giải Phóng – Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội, là địa chỉ tin cậy của hàng ngàn bệnh nhân trong khắp cả nước.

Vậy bệnh viện Bạch Mai gần bến xe nào không? Nằm ngay tại mặt đường Giải Phóng (Đống Đa), bệnh viện tuyến đầu miền Bắc rất thuận tiện trong việc di chuyển và thăm khám của người bệnh bởi bệnh viện rất gần bến xe Giáp Bát – nơi cung cấp dịch vụ đón trả khách của nhiều nhà xe tại rất nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Sơ đồ bệnh viện đầu ngành Bạch Mai

Ngoài cơ sở 1 tại trục đường Giải Phóng, năm 2014 Bộ y tế đã cho xây dựng bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam nhằm giảm thiểu lượng bệnh nhân quá tải tại cơ sở 1. Được biết, bệnh viện Bạch Mai 2 tp. Phủ Lý – Hà Nam nằm chính xác tại xã Liêm Tuyền, đi vào hoạt động từ ngày 25/3/2019.

Để đến bệnh viện Bạch Mai bạn có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân hoặc xe bus. Vậy bệnh viện Bạch Mai đi xe bus nào? Tại cơ sở 2, do mới hoàn thành nên phương tiện di chuyển chưa được thuận lợi. Nếu tới đây bạn phải đi xe khách và bắt grap tới bệnh viện (nếu ở các tỉnh thành xa).

Các tuyến xe bus đi qua bệnh viện tuyến TW Bạch Mai

Còn tại cơ sở 1 của bệnh viện (đường Giải Phóng – Đống Đa) bạn có thể dễ dàng di chuyển theo các tuyến bus sau đây:

  • Tuyến xe bus số 03: Bến xe Giáp Bát – bến xe Gia Lâm
  • Tuyến xe bus số 21A: Bến xe Giáp Bát – bến xe Yên Nghĩa
  • Tuyến xe bus số 25: Nam Thăng Long – Giáp Bát
  • Tuyến xe bus số 28: Bến xe Giáp Bát – Đông Ngạc
  • Tuyến xe bus số 32: Bến xe Giáp Bát – Nhổn
  • Tuyến xe bus số 41: Nghi Tàm – bến xe Giáp Bát

1.2/ Bệnh viện Bạch Mai giờ làm việc như thế nào?

Bạch Mai là tuyến viện cuối cùng của Miền Bắc, vì thế vấn đề bệnh viện Bạch Mai làm việc từ mấy giờ đến mấy giờ hay bệnh viện Bạch Mai có làm việc thứ 7 không, chủ nhật không được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là thời gian làm việc chi tiết của bệnh viện mà bạn đọc có thể tham khảo:

BV Bạch Mai làm việc các ngày trong tuần

➦ Đối với khu khám thường: Làm việc từ thứ 2 – thứ 6, với khung giờ: Từ 6h30 phút – 18h00 (nghỉ trưa từ 12h00 – 13h30 phút)

➦ Đối với khu khám chữa bệnh theo yêu cầu: Làm việc từ thứ 2 – thứ 7, với khung giờ như sau:

+ Sáng: Từ 6h30 phút – 12h00

+ Chiều: Từ 13h30 phút – 18h00

1.3/ Bệnh viện Bạch Mai chuyên về gì?

Khá nhiều người đã nghe nói tới bệnh viện Bạch Mai, tuy nhiên, không phải ai cũng biết bệnh viện Bạch Mai có bao nhiêu khoa và chuyên về gì? Nếu bạn đang đi tìm câu trả lời cho vấn đề này, hãy theo dõi tiếp nội dung dưới đây:

BV Bạch Mai chuyên điều trị các bệnh nội khoa

Từ khi thành lập cho đến nay, bệnh viện Bạch Mai đã chủ trương hoạt động theo hướng phát triển chuyên sâu tất cả các mảng trong lĩnh vực nội khoa. Bao gồm:

  • Tim mạch
  • Thần kinh
  • Hồi sức – cấp cứu – chống độc
  • Y học hạt nhân và ung bướu
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Hoá sinh
  • Vi sinh

Tất cả các lĩnh vực trên đều được đầu tư thiết bị máy móc hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu nên sẽ mang tới cho người bệnh chất lượng khám chữa bệnh tốt nhất.

2/ Hướng dẫn quy trình thăm khám tại khoa khám bệnh theo yêu cầu

Để thăm khám và điều trị tại bệnh viện Bạch Mai, người bệnh có thể đăng ký bằng 1 trong 2 cách như sau:

 ➤ Cách 1: Đăng ký trực tiếp

Để tránh việc phải xếp hàng chờ đợi, giờ đây người bệnh sẽ thuận tiện hơn khi có thể trực tiếp đặt lịch hẹn thăm khám thông qua website của bệnh viện. Đây là cách giúp bệnh nhân tiết kiệm tối đa thời gian, không gặp phải tình trạng quá tải, chen lấn khi đến bệnh viện.

Người bệnh có thể đăng ký thăm khám trực tiếp tại website của bệnh viện

 ➤ Cách 2: Đến bệnh viện, đặt lịch khám trực tiếp

Ngoài đăng ký lịch hẹn trực tiếp qua kênh website của bệnh viện thì bạn có thể đăng ký lịch hẹn bằng cách đến bệnh viện và xếp hàng, lấy số thăm khám theo cách truyền thống. Cụ thể như sau:

  • Bước 1: Tới xếp hàng và lấy số thăm khám, lựa chọn bác sĩ khám chuyên khoa theo yêu cầu
  • Bước 2: Chờ đến lượt thăm khám
  • Bước 3: Tới lượt thăm khám, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng cần thiết.
  • Bước 4: Đóng phí dịch vụ và thực hiện một số xét nghiệm, chụp chiếu…
  • Bước 5: Sau khi tổng hợp kết quả khám bệnh, bệnh nhân quay về phòng khám ban đầu để bác sĩ đưa ra kết luận và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp nhất.

3/ Bệnh viện Bạch Mai có tốt không?

Dù là bệnh viện top đầu trong cả nước nhưng khá nhiều người vẫn đặt ra nghi vấn: Bệnh viện Bạch Mai có tốt không? Trên thực tế, để xem xét một bệnh viện hay cơ sở y tế có tốt hay không thì yếu tố cần xem xét đầu tiên là bác sĩ.

Tại bệnh viện Bạch Mai có khoảng hơn 100 bác sĩ được đào tạo chuyên sâu, tốt nghiệp xuất sắc tại các trường đại học Y danh tiếng trong nước và quốc tế. Trong đó, trực tiếp tham gia thăm khám và điều trị cho người dân còn có các giáo sư – bác sĩ đầu ngành của đất nước. Tiêu biểu phải kể đến như:

BV Bạch Mai quy tụ đội ngũ bác sĩ đầu ngành

  • Giáo sư – tiến sĩ khoa học Nguyễn Năng An
  • Giáo sư – tiến sĩ Lê Đức Hinh
  • Giáo sư – tiến sĩ Trần Đỗ Trinh
  • Giáo sư – tiến sĩ Trần Ngọc Ân
  • Giáo sư – tiến sĩ Phạm Thị Thu Hồ
  • Giáo sư – tiến sĩ Phạm Gia Khải
  • Giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Khánh Trạch
  • Giáo sư – tiến sĩ Trần Đức Thọ
  • Giáo sư – tiến sĩ Trần Văn Chất

Ngoài ra, bệnh viện TW Bạch Mai có khoảng 1500 giường bệnh phục vụ nhu cầu nội trú của bệnh nhân hàng ngày. Đặc biệt, bệnh viện nổi bật về nguồn nhân lực và vật chất, với tỉ lệ tử vong chỉ là 0,85%. Vì thế, đây sẽ là địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh tốt, giúp hàng ngàn bệnh nhân thoát khỏi tình trạng lo âu, căng thẳng bởi bệnh tình.

BV Bạch Mai luôn trong tình trạng đông đúc, quá tải

Dù vậy, do là bệnh viện công, với lượng bệnh nhân hàng ngày khá cao nên khi thăm khám và điều trị tại bệnh viện, người dân sẽ gặp phải một số hạn chế lớn như:

  • Thủ tục đăng ký rườm rà, quy trình thăm khám phức tạp
  • Bệnh viện luôn trong tình trạng đông đúc, quá tải
  • Thời gian khám bệnh cố định, không linh hoạt (vì bệnh viện không làm việc vào chủ nhật)
  • Khó chọn lựa bác sĩ theo yêu cầu

Tuy nhiên, đây vẫn là bệnh viện được đánh giá cao nhất ở khu vực phía Bắc. Thế nên, nếu bạn chuẩn bị thăm khám và điều trị tại đây, hãy tìm hiểu kỹ thông tin về bệnh viện trước khi đến để không bị bỡ ngỡ trong lần đầu thăm khám hay điều trị đầu tiên.

4/ Bảng giá khám bệnh tại bệnh viện Bạch Mai

Để bạn rõ hơn về khoản phí cần chuẩn bị, dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cho bạn bảng giá một số dịch vụ chính tại bệnh viện Bạch Mai:

Bảng giá khám bệnh tại bv Bạch Mai

  • Chi phí khám bệnh: 39.000 đồng
  • Khám, cấp giấy chứng thương, giám định y khoa (không kể xét nghiệm, X-quang): 120.000 đồng
  • Khám sức khỏe toàn diện cho người đi xuất khẩu lao động (không kể xét nghiệm, X-quang): 350.000 đồng
  • Khám sức khỏe toàn diện lao động, khám sức khỏe định kỳ (không kể xét nghiệm, X-quang), sức khỏe lái xe: 120.000 đồng
  • Hội chẩn để xác định ca bệnh khó (chuyên gia/ca; chỉ áp dụng đối với trường hợp mời chuyên gia đơn vị khác đến hội chẩn tại cơ sở khám, chữa bệnh): 200.000 đồng

5/ Lưu ý khi khám chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai

Hàng ngày, bệnh viện Bạch Mai tiếp đón hàng ngàn lượt thăm khám và điều trị bệnh. Vì thế, để quá trình thăm khám diễn ra thành công và ổn thỏa, bạn nên “bỏ túi” một số lưu ý dưới đây:

Tới bệnh viện sớm lấy số thứ tự trước giờ làm việc là lưu ý người bệnh cần chú tâm

  • Tới bệnh viện sớm để lấy số thứ tự trước giờ làm việc
  • Nếu bạn cần xét nghiệm, hãy nhịn ăn để kết quả được chuẩn xác hơn
  • Viện Bạch Mai khá đông đúc, vì thế bạn cần đề phòng mất cắp trong thời gian xếp hàng, chờ đợi lấy số
  • Mang theo khẩu trang đề phòng các bệnh truyền nhiễm
  • Không nên mang theo trẻ nhỏ tới bệnh viện dù vì lý do nào
  • Tại cổng Bạch Mai ở đường Giải Phóng, bãi gửi xe của xe máy ở phía bên phải và với ô tô là bên trái.

Hi vọng 5 thông tin tổng quát về bệnh viện Bạch Mai trên đây giúp bạn “bỏ túi” cho mình những kiến thức bổ ích. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy đánh giá 5 sao bạn nhé! Đặc biệt, hãy chia sẻ ngay cho người thân và bạn bè nếu họ chuẩn bị tới Bạch Mai thăm khám và điều trị vì đây chắc chắn là thông tin cần biết đối với bất kỳ ai!

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular

Recent Comments